Thursday, June 16, 2011

Toán 723



Theo lời yêu cầu của anh , Hậu xin gởi bài “ MỘT QUẢNG ĐỜI TÔI ” do Cúc ( nhà tôi ) nghe tôi kể về những mẩu chuyện đường rừng của Toán 723 nên đã ghi lại để dự định mang đi tham dự Đại Hội của bà Khúc Minh Thơ vào năm 2008 tại Dallas. Nhưng rất tiếc thiếu sót rất nhiều chi tiết và tâm trạng khúc mắc của các anh em trong Toán 723 trong thời gian hiểm nguy tại Bạch Mã, đó cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây ra vụ “thảm sát “ tại Đoàn 72 mà rất tiếc Tr/Ta Phó là người xui xẻo số mạng đưa đầy về làm Đoàn Trưởng một thời gian ngắn phải nhận lảnh. Lẻ ra …..


Dầu đã 38 năm qua, nhưng Hậu vẩn còn nhớ chai Champagne được Thiếu Tá Minh rót ra để mời các anh em SQ, có cả Trung Úy Minh, anh Tr/uy Quãng, Đ/úy Tùng, Hậu v.v đang ngồi họp lắng nghe tình hình chiến sự và Bộ Chỉ Huy Tiền Phương của Đoàn 72 được lệnh rút về Đá Bạc. Vì trong thời gian nầy máy bay trực thăng tiếp tế lương thực rất khó khăn bởi súng phòng không của VC. đã không tôn trọng, vi phạm Hiệp Định Ba Lê trắng trợn . Lệnh T/tá Minh chỉ định Toán 723 “phải ” ở lại trấn thủ Bạch Mã, để chờ vài ngày bộ binh sẽ lên tiếp nhận, còn Bộ chỉ Huy Đ72 và các Toán khác rút về Đá Bạc.


Trước đây Bạch Mã chỉ là nơi đồi núi bỏ hoang, nhưng sau khi ký Hiệp Định Ba Lê, để ngăn chặn sự lấn đất dành dân của VC, nên các Tóan xâm nhập nhảy lên thám sát trước làm đầu cầu và sau đó bộ binh và các Đoàn lên lập căn cứ Tiền phương để từ đó thả Toán xâm nhập thám sát vào Trường Sơn lấy tin tức và cắm cờ trên các ngọn cây cho Uỷ Ban Quốc Tế 4 bên thấy đó là vùng của Quốc Gia.


Khi Đoàn 72 triệt thoát khỏi Bạch Mã trong cảnh bom đạn hiểm ngụy. Mổi lần máy bay trực thăng bay lên Bạch Mã là bi VC bắn súng phòng không và phóng pháo vào đồi liên tuc. Cảnh tượng rút lui vội vàng nguy hiểm, có người không kịp lên sàn phải đeo chân càng máy bay để thoát ra khỏi đỉnh đồi Tử Thần Bạch Mã. Sau khi Đoàn 72 rút lui, Bạch Mã chỉ còn lại Toán 723 gồm có Th/uý Tùng, tôi và 10 HSQ nhân viên Toán trấn thủ đỉnh Bạch Mã để chờ vài ngày sau bộ binh sẽ lên thay thế. Có lẽ định số mang cái tên Hậu, có nghĩa là sau cùng, bao sau??? nên nay tôi, và anh em Toán 723 thui thủi ở lại một mình trên đỉnh đồi tử thần Bạch Mã .


Khi Đoàn 72 còn trấn đóng thì ngọn đồi có khoảng 6 vọng gác, nay chỉ còn lại Toán 723, vòng đai lại quá rộng nên chúng tôi co cụm phòng thủ trong căn nhà lầu đổ nát mà thuở xưa là nơi nghỉ mát của vua quan nhà Nguyễn, và hằng đêm chúng tôi chia làm 2 vọng gác hai đầu cửa ra vào của căn nhà lầu, thỉnh thoảng rảo bước xem động tịnh quanh vòng đai hàng rào của ngọn đồi để xem có gì khả nghi không.


Theo lệnh, Toán 723 ở lại Bạch Mã vài ngày để chờ bộ binh lên thay thế. Nhưng ! Hởi ơi ! gần 2 tháng trời sống trong lửa đạn bom rơi, cảnh chết chóc, bị thương của lính Đia Phương Quân nhờ Toán giúp đở, mà chẳng có đơn vị bộ binh nào lên thay thế. Hằng ngày, các anh em luôn hối thúc chuyên viên truyền tin gọi về BCH Đoàn 72 tại Đá Bạc để xem có bộ binh lên thay Toán chưa. Nhưng bên kia đầu máy PRC 25 cũng như mọi lần rè tiếng nói :


Chưa , cứ chờ đó.


Sự bất mản của anh em Toán 723 nảy sinh từ đó, vì bộ binh không lên thay thì phải cho Toán khác lên thạy chứ . Cũng trong thời gian đó, thêm một người em ruột của tôi ở Sư Đoàn 1 tử trận, tôi xin BCH 72 cho tôi lội bộ một mình về dự đám tang của người em nhưng không được chấp thuận. Anh em Toán 723 cảm thấy như 1 đứa con bị bỏ chợ, hay là Toán "bị đì " nên các anh em bàn bạc rủ tôi bỏ đồi Bạch Mã xuống núi về Đá Bac. tới đâu thì tới bến luôn,( có phải " Lôi hổ chết bỏ " không đây ???..)


Là một người Trưởng Toán từng sống chết với anh em kể từ ngày thành lập Đoàn 72, chúng tôi từng chia nhau điếu thuốc, ngụm nước, ly cà phê đen và phì phà khói thuốc se xì ke làm lâng lâng tâm thần đê mê trong chốc lát.


Tôi buồn bả lắc đầu : Các em cứ ra đi để sống, còn anh và Th/u Tùng phải ở lại sống chết cùng Bạch Mã.


Thấu hiểu vì Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm và phải chấp hành Quân Lệnh của thượng cấp, dù chưa biết đó là đúng hay sai? ( 30/4/1975 ? ) nhưng phải thi hành trước khiếu nại sau????. nên tôi và Tùng đành chấp nhận ở lại cùng Bạch Mã. Rất may tụi vẹm vc và cả Địa Phương Quân bên kia núi không biết anh em ra đi để lại Bạch Mả chỉ còn có 2 người thức trắng 2 đêm canh gác. Sau 2 ngày thì Chuẩn Uý Đàm Quang Phong được lệnh dẩn một số anh em gồm các Toán và vài anh em 723 sau khi trể phép,dù chuồn đi chơi,bị quân cảnh bắt, lội bộ đường rừng lên bổ sung cho chúng tôi. Vì vậy Ch/uý Phong không phải mang danh xưng một Toán nào của Đ72 lên hổ trợ chúng tôi cả. Chuẩn Uý Phong cho biết khi anh em Toán 723 do TS Thanh Phong ( Phong đen ) hướng dẩn bỏ Bạch Mã hướng dẩn lội bộ đường rừng về Đá Bạc thì Th/tá Minh và cả BCH Đoàn 72 hoảng lên lính quýnh quáng như gà mắc đẻ, vội vàng ra lệnh C/uy Phong dẩn vài anh em lên bổ sung quân số Bạch Mã liền. Cũng còn may đó, tôi và Th/u Tùng còn ở lại , nếu không thì bị lột loong rớt chức hết cả rồi. Sau đó chiến sự xẩy ra như trong bài “Một Quãng Đời Tôi ” do nhà tôi đã diển tả vào năm 2008.


Anh Hoà ơi !


Từ bài Đỉnh Bạch Mã và phi vụ tiếp tế cuối cùng của anh KB. Phan văn Phúc là Nhân Duyên đưa đến bài MỘT QUÃNG ĐỒI TÔI mà đã do nhà tôi Cúc, ghi lại từ năm 2008. Hảy suy gẩm về NHÂN DUYÊN để thấy những gì đến trong quãng đời tạm bợ phù du của chúng ta. Chúc vui khỏe .


Thân mến.



Người xứ Trâu - Hậu


TB: Nói đến TS Nguyễn Thanh Phong ( Phong Đen ) của Toán 723 thì cả đoàn 72 ai cũng biết bản tính bạt mạng ngang tàng. Phong thường chơi với Hiệp; Điệp. Hiệp thì đang sống ở Dayton , OH . và mỗi lần qua thăm bà con là tôi có ghé thăm Hiệp. Nghe đâu Điệp thì ở San Jose ? Phong rất thương tôi và nhiều lần bảo vệ tôi trong những chốn ăn chơi pha chút bụi đời theo gót giày sô ở Nha Trang, Cây số 17 , Huế , Kontum. Và khi Trưởng Toán 723 bị xa rời anh em để lên Đoàn 75 là lúc xẩy ra "thảm nạn" ở Đ72(có phải giọt nước làm tràn ly không?).


Con cúi đầu cầu xin Ơn Trên tha thứ cho chúng con.

Sunday, June 5, 2011

Chiếc Sà Lan B40 định mệnh (Ngày cuối của DCT/72 Đà Nẵng)


Viết cho Đặc San ngày Đại Hội kỷ niệm 40 năm ngày thành lập NKT/TTM/QLVNCH
Washington D.C – 2004
Nói về lịch sử hoạt động ,nhiệm vụ của NKT (Nha Kỹ Thuật) .
Vì là cơ quan tình báo tối mật được thành lập dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm,Tôi cũng chỉ biết trong phần vụ và trách nhiệm của tôi , còn về lịch sử và hoạt động của NKT thì nhiều người biết hơn tôi và có chức vụ quan trọng hơn tôi, họ đã viết rồi,
Trong bài này tôi muốn nói sơ lược về kỷ niệm đau thương nhất cho cuộc đời binh nghiệp của riêng cá nhân tôi mà thôi.
Sau khi xuất thân khóa 11 Đồng Tiến Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức cuối năm 1960 Tôi tình nguyện qua LLĐB,L/D 77 ( Lực Lượng Đặc Biệt/Liên Đoàn 77 )Sau đó qua L/Đ 31 ( Liên Đoàn 31 ),rồi Liên Đội Quân Sát 1, nhảy toán vùng Hạ Lào, Căn Cứ xuất phát đặt tại Khe Sanh, Lao Bảo.
Toán của chúng tôi được Đ/T Trần Khắc Kinh đặt tên là toán “ba gai” vì tập trung toàn thành phần bướng bỉnh,sau đó được đổi tên lại thành ”Beo Gấm” cho có vẻ nhẹ nhàng hơn
( Toán này được Đ/T Kính sử dụng trong những công tác đặc biệt ).
Tôi không thuộc thành phần ba gai ( vô kỷ luât ) nhưng cũng được bổ sung vào toán đặc biệt này, vì tính chất chuyên nghiệp quân sự của tôi là chuyên viên phá hoại, chuyên về đặt mìn và chất nổ, điều bắt buộc trong toán của LLĐB luôn luôn phải có những chuyên viên này.
Sau khi tham dự chiến dịch hành quân Lôi Vũ sau một thời gian nhảy toán , năm 1962
Tôi được thuyên chuyển về SB ( Sở Bắc ) thuộc phòng 45 của LLĐB chuyên phụ trách huấn luyện các toán Biệt kích xâm nhập miền Bắc tại các safehouse (danh từ tình báo gọi là nhà an toàn) .
Trong toán huấn luyện của chúng tôi , tôi được đổi tên với bí danh Vân,anh Trâm bí danh Hùng , Lai bí danh Lâm, Hòa bí danh Kim, Phi bí danh Thu, chúng tôi huấn luyện và thường đi theo các anh em toán khi họ xâm nhập hoặc bay khi liên lạc nhân viên  toán trong vùng .
Sau chinh biến năm 1963 vì nhu cầu chiến trường và sự bành trướng của Quân Đội ,SB chuyển đổi thành SKT ( Sở Kỹ Thuật ), năm 1974 đổi tên thành NKT và danh xưng này được giữ nguyên cho đến ngày tàn cuộc chiến.
Trực thuộc NKT còn rất nhiều Phòng ,Sở và các ĐCT ( Đoàn Công Tác ) năm  1968 ĐCT/68 được thành lập,Tôi được thuyên chuyển về ĐCT/68 từ năm 1968 đến năm 1974
Năm 1974 một biến cố bất ngờ xảy ra tại ĐCT/72 đã lấy đi mạng sống của vị CHT/ĐCT/72 và một vài Sĩ Quan trực thuộc .
Tôi được Đ/T Giám Đốc /NKT đề cử ra để nhậm chức vụ  CHT/ĐCT/72 ngày 16/04/1974, khi tôi ra nhậm chức CHT/ĐCT/72 thời gian này tinh thần anh em trong đoàn rất xuống, anh em toán viên có một số cũng ghiền sì ke mua vui sau những cuộc hành quân đầy nguy hiểm từ vùng địch trở về thành phố.
Chỉ huy một đơn vị như vậy cũng rất phức tạp, dùng kỷ luật cũng không được,cứng rắn quá cũng  không được e rằng sẽ có  biến cố như đã xảy ra với vị CHT tiền nhiệm tái diễn, điều này tôi không muốn xảy ra cho tôi nên việc chỉ huy cần sự tế nhị và uyển chuyển .
Sau khi từ từ chỉnh đốn lại hàng ngũ và lấy lại tinh thần cho đơn vị,một thời gian ngắn thì  đã gắn bó với nhau thân thiết hơn và sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu chiến trường,các cuộc hành quân đã mang lại kết quả tốt đẹp,đáng khích lệ kể từ ngày thành lập đơn vị.
Sau gần một năm gắn bó với ĐCT/72 cuộc chiến đã bị Đồng Minh bỏ rơi và ĐCT/72 cũng như dòng định mệnh nghiệt ngã đem đến cho tất cả các đơn vị QLVNCH nói chung và ĐCT/72 nói riêng .Tôi chỉ muốn viết lại ngắn gọn trong phạm vi hạn hẹp của ĐCT/72
Khoảng đầu tháng 03/1975, tôi không nhớ rõ ngày, thời điểm này chiến trường trở nên sôi động bất thường, Ban Mê Thuột thất thủ ,Cao Nguyên mất, tại Đà Nẵng tình hình cũng rất sôi động.
Ngày 24/03/1975 tôi tình cờ vào tòa Lãnh Sự Mỹ tại Đà Nẵng (nhờ vốn Anh văn sẵn có, vì tôi đã đi tu nghiệp khóa tình báo cao cấp bên Hoa Kỳ tại Baltimore Tiểu Bang Maryland năm 1971 nên sự giao thiệp không gì  trở ngại khi tiếp xúc với nhân viên Tòa Lãnh Sự).
Tôi được họ cho biết vào buổi chiều sẽ có Tàu của Phi Luật Tân được Tòa Lãnh Sự Mỹ mướn để di tản nhân viên và đồng bào và sẽ đậu tài bến Tiên Sha .Tôi liền về thông báo cho Bộ Chỉ Huy SCT.
Còn riêng ĐCT/72 tôi đã cho di tản toàn bộ trại gia binh, nhờ vậy sau này cuộc di tản tại Đà Nẵng đã bớt phần nào tổn thất cho ĐCT/72 , nếu còn để trại gia binh lại thì còn trở ngại hơn nữa.
Sáng 28/3 tôi ăn sáng tại Sơn Trà gặp người bạn cùng khóa là Th/T Long CHT/Giang Đoàn vận tải hiện đậu tại Cảng Sơn Trà được lệnh ra Đà Nẵng để chuyển quân ,anh ta có hứa với tôi khi nào có lệnh di tản thì sẽ thông báo cho ĐCT của tôi, nhưng nghiệt ngã thay cho ĐCT/72 lại đóng ở Tiên Sha chứ không ở Sơn Trà như BCH/SCT/ ,DCT/11 và ĐCT/71.
Trưa ngày 28/3/1974 tôi được Tr/T Tuan CHP Sở gọi lên họp , cho biết qua tình hình rất là nguy ngập, sau đó trở về đoàn đợi lệnh và cho tiêu hủy hồ sơ sẵn sáng tác chiến, khi ra đến cổng của BCH/SCT tôi gặp Đ/T Đáng Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn I  và được Đ/T Đáng cho biết là BTL/QĐI đã mất liên lạc từ trưa ngày 28/03/1974 ( muốn biết thêm chi tiết xin tìm đọc CAN TRƯỜNG TRONG CHIẾN BẠI của Phó Đê Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại trang 239, sau này khi gặp lại BCH/SCT tại Cam Ranh tôi được biết Đ/T Đang đã di tản cùng với BCH/SCT )
Tại thời điểm này ĐCT/72 có 2 Bộ Chỉ Huy hành quân nhẹ và 3 toán hiện đang trong vùng địch , một BCH nhẹ tại đỉnh Đồng Đen do Th/Úy Thể và một BCH nhẹ giữ an ninh cho đài kiểm báo Panama do Đ/Úy Thục chỉ huy, vì chưa nhận được lệnh rõ ràng của Tr/T Tuấn nên tôi cũng không tự động cho lệnh rút về , tôi cho lệnh các toán hãy nằm yên đợi lệnh, sau đó tôi cho tiêu hủy hồ sơ và trang bị lương thực 7 ngày và vũ khí đầy đủ cho quân nhân của ĐCT/72 và sẵn sàng đợi lệnh của BCH/SCT.
ĐCT/72 sẵn sàng ứng chiến túc trực đợi lệnh mãi đến 8 giờ tối hoặc hơn nữa , tôi nhận được lệnh của Tr/T Tuấn trên máy truyền tin là BCH/SCT đã di tản ra khơi (bằng Giang Đoàn của Th/T Long bạn cùng khóa với tôi như đã hẹn lúc sáng).
ĐCT/72 tự túc tìm phương tiện di tản,lúc này thì đã quá trễ rồi, nếu Tr/T Tuân cho lệnh sớm hơn ½ giờ thì chúng tôi đã đi cùng với BCH/SCT rồi, sau đó tôi cho lệnh 2 Bộ Chỉ Huy nhẹ bằng mọi cách thoát thân, vì bản thân ĐCT/72 cũng đã bị rớt lại rồi.
Tôi tập trung anh em trong Đoàn lại và di chuyển về hướng Sơn Trà , thực sự ra thì cũng chẳng biết đi đâu ,để làm gì , rút về đâu, Dàn quân ra hai bên đường, đi về hướng BCH/SCT, dân chúng thì tràn ngập vào Tiên Sha ,đi được một đoạn thì thấy xe Tăng xuất hiện , tưởng xe Tăng của VC anh em toán dạt qua hai bên đường , thấy tình thế không ổn nên tôi lại quay trở lại Tiên Sha nơi BTL/HQ Vùng I.
Nơi đây tôi gặp Th/T Kiệt, Giám Đốc Hải Cảng Tiên Sha (được biết ông này là cháu của T/Thống Thiệu ),ông này bèn mượn máy truyền tin của tôi để liên lạc , may ra có Tàu nào gần đó cập bến tiếp cứu , sau một hồi đây Kilo ,đây Kilo chẳng ai trả lời cả, tất cả đều trong tình trạng tuyệt vọng, chúng tôi lại đi tiếp vào trong sân BTL thì thấy 2 chiếc trực thăng đậu sẵn tại đây, tôi có hỏi hai Phi Công trực thăng này cho di tản , thì được họ cho biết hết xăng nên phải đáp xuống đây thôi, 
Sau này không biết số phận Th/T Kiệt và 2 viên Phi Công này ra sao, thấy đã quá nửa khuya rồi, anh em ai cũng mệt mỏi , tôi cho lệnh toàn bộ ĐCT/72 trở về BCH đoàn để tử thủ , trên đường về đoàn, địch pháo kích ác liệt , đêm nay ĐCT/72 nhận được một trận pháo khủng khiếp của VC từ Nam Ô pháo sang,
Dân chúng chết đầy đường, trong số này có một tên VC bị dân chúng phát hiện là tiền sát viên nên bắt trói lại để giữa đường kêu la thảm thiết , hắn nói “tôi không phải VC đâu mà các ông bắt tôi “ dân chúng nói chính mày là tiền sát viên VC nên bị dân chúng ức quá bắt trói lại , thêm chi tiết trang 266 CAN TRƯỜNG TRONG CHIẾN BẠI,  (cấp bậc của tôi Th/T không phải Tr/T như trong sách ).
Sáng này 29/03/74 trong tình thế tuyệt vọng anh em chúng tôi tập trung lại quân số , vẫn trang bị đầy đủ và kéo xuống bến Cảng Tiên Sha , vừa để tránh pháo VC vửa để tìm đường thoát , chúng tôi vẫn hàng ngũ chỉnh tể , súng đạn đầy đủ xuống đến bến Cảng chúng tôi chia nhau xuống nấp dưới gầm cầu Tàu để tránh pháo VC và tự nhủ rằng nếu không có đường nào thoát nữa VC vào tới nơi thì mình sẽ cùng nhau tự sát và cho xác rớt xuống biển làm mồi cho cá ăn
Suốt buổi sáng VC pháo kích liên tục, đến buổi trưa thì tạm ngưng , sau khi tạm ngưng được một lúc thì như một phép nhiệm màu nào đó đã đến với ĐCT/72 đột nhiên có một chiếc sà lan có tàu kéo từ từ cập bến, không để lỡ cơ hội tôi và toàn bộ anh em trong đoàn chia nhau xuống tàu kéo và sà lan, vì lúc này chúng tôi vẫn còn trang bị đầy đủ , nên việc làm chủ tình hình cũng không khó khăn .
Tôi liên lạc với viên thuyền trưởng Tàu kéo  quốc tịch Úc (với số vốn Anh văn sẵn có  nên việc tiếp xúc cũng trở nên dễ dàng ), vì có vũ khí nên nguoi` này hoàn toàn theo lệnh của tôi, lúc này thì hắn cho biết là sà lan đã quá tải phải cho bớt người xuống, nhưng giờ phút này không ai chịu xuống cả, mọi người đều bám lấy cái chết để hy vong được sống .    
Tôi cho lệnh anh em trong đoàn không cho bất cứ người dân nào lên nữa vì sợ VC trà trộn , sà lan quá tải sẽ chìm rất nguy hiểm, khi viên thuyền trưởng được chúng tôi bảo vệ an ninh và không cho người lên nữa, sau đó thuyền trưởng cho Tàu ra khỏi bến và kéo theo sà lan , trên đường rời bến thỉnh thoảng cũng có nhưng thuyền nhỏ có những cựu quân nhân mặc sắc phục chúng tôi kéo lên , có một thuyền như cái thúng trên thuyên có một người ở trần , đội mũ trên mang lon Đ/Tá lấy tay vái lia lịa , nên anh em chúng tôi cũng kéo lên được,
Trên đường suôi Nam chúng tôi ở Tàu kéo và trang bị nước đầy đủ nên không bị thiếu nước, nhưng bên sà lan tình trang khủng khiếp , may ngày trời lênh đênh trên biển không một giọt nước , với dân số trên 10.000 người trời nắng chen chúc nhau, chém giết nhau để dành nước uống,
Có một số người vô kỷ luật hãm hiếp , cướp giật, họ nổi loạn và bắn lên Tàu kéo một T.S thuốc ĐCT/72 bị trúng thương ở cổ vì đang ngồi canh gác phía sau Tàu kéo (vì anh này mới về nên tôi không nhớ tên , anh em nào trong Đoàn nhớ tên xin nhắc tôi, khi tàu đến Nha Trang phải đưa anh vào bệnh viện ) phía dân chúng trên sà lan họ đòi Tàu kéo phải dừng lại để xin nước, tôi có nói với Thuyền Trưởng rằng nếu dừng lại bây giờ rất nguy hiểm , dân họ mà leo lên được , sẽ chìm Tảu giữa biên , viên Thuyền Trưởng tiếp tục cho tàu suôi Nam ,
Sau 3 ngày đêm thì chúng tôi về đến Nha Trang , Tàu vừa cập bên một cảnh tượng hãi hùng mà tôi chưa từng thấy trong đời , nếu ngày xưa Đức Quốc Xã có tàn sát người Do Thái thì cũng chỉ đến thế này là cùng, xác người nàm chết chồng chất lên nhau trải đầy mặt sà lan  2, 3 lớp xác người, những người còn sống thì điên dại cởi hết quần áo đi rong ngoài đường (tôi có chụp được hình thảm cảnh này nhưng kỳ di tản đợt 2 lại không kịp mang đi) xác người được khiêng xuống để đầy cầu Tàu, dân chúng chứng kến cảnh này đồn nhau hoảng hốt làm cả thành phố Nha Trang hoảng loạn .
Trong khi chờ đợi chính quyền địa phương khiêng xác người xuống , tôi và anh em trong Đoàn đi nhờ xe vào BCH tiểu khu Khanh Hòa nơi đây tôi gặp lại toán anh em DCT/75 di tản tử Pleiku vể do Th/T Kinh (bạn cùng khóa) CHP/ĐCT/75.
Nhận thấy tình hình cũng tương tự như Đà Nẵng mấy hôm trước nên tôi quyết định cùng anh em trong đoàn trở lại sà lan và bàn với Thuyền Trưởng tiếp tục đi suôi Nam ngay đêm hôm đó , đến mờ sáng thì sà lan đến Cam Ranh , nơi đây chúng tôi gặp lại BCH/SCT  ĐCT/11,ĐCT/71 vì hai Đoàn này di tản cùng với BCH/SCT , Tr/T Tuân có chạy ra ôm tôi và nói mừng cho anh trở về được , tôi cũng cám ơn Tr/T Tuân vể nghĩa cử này,
Sau này tôi được biết khi Tr/T Tuân đã ra khơi rồi và báo cho Đ/T Giám Đốc NKT biết là ĐCT/72 chúng tôi bị kẹt lại , Đ/T Giám Đốc có ra lệnh là phải quay trở lại Đà Nẵng để đón ĐCT/72 , cũng may là Tr/T Tuân tiếp tục suôi Nam , nếu trở lại DN thì không biết hậu quả sẽ ra sao cho BCH/SCT,
Sau đó Đoàn chúng tôi sát nhập với BCH/ĐCT và tiếp tục về Vũng Tàu, một điều may mắn cho chúng tôi là mặc dù gặp hoạn nạn nhưng anh em chúng tôi ĐCT/72 vẫn ra đi với đầy đủ quân trang và quân dụng , ngoại trừ những toán đang trong vùng hành quân vì trường hợp bất khả kháng tôi không thể làm gì khác hơn được,
Tôi viết lại đây với một góc cạnh nhỏ của ĐCT/72 đã góp phần vào cuộc chiến, một đội Quân hùng mạnh nhất ĐNA đã tan biến theo sự sắp đặt của thế lực cường quốc, khi cuộc chiến tán thì cả một thế hệ tàn theo, thoát ra ngoài được thì “lao động tự nguyện, từ khi qua Mỹ tới ngày hôm nay tôi vẫn chuyên nghiệp lao động “không thoát ra được thì bị tù đày lao động cưỡng bách “
Nhân dịp nay tôi cũng mong những anh em đã cùng tôi trên bước đường hoạn nạn này có bổ túc thêm chi tiết gì tôi xin đón nhận,
Tôi cũng vừa đọc bài báo “vì sao tôi bỏ Quân Đoàn I ” của tờ Thời Báo mới phát hành trong đó Tr/T Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh Vùng I có viết đoạn như sau (… tiện đây tôi cũng xin nói về trường hợp ra đi của Tướng Thoại Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải và Tướng Khanh Tư Lệnh Không Quân Vùng I” là vì Tư Lệnh trong tay có đến hàng ngàn lính , hàng trăm Chiến Hạm lớn nhỏ, nhưng tôi nghiệm thấy sau khi hỗn loạn, Tướng Thoại đã bị bỏ quên không ai cho đi khỏi BTL ở Tiên Sha và ông đã phải đi bộ qua dãy núi phía sau bờ biển  may nhờ có một chiếc tàu Hải Quân mà anh em trên tàu còn giữ kỷ luật, thấy Phó Đê Đốc Thoại họ đã ghé lại cho Tướng Thoại đi chứ nếu không thì cũng chẳng biết sau này sẽ ra sao….)
Cấp Tướng còn chịu số phận như vậy thì đối với cấp Tá như tôi hoặc cấp nhỏ hơn tôi thì chỉ là chuyện bình thường của nghịch cảnh dành cho kẻ chiến bại, vài háng tâm sự để ghi lại biến cố đau thương của tập thề QLVNCH nói chúng và của ĐCT/72 nói riêng,
Tôi cón nhớ sau khi về đến kho 18 bên Khánh Hội thời gian chưa được 1 tháng ĐCT/72 trước khi tan hàng của cả một tập thể QLVNCH tôi có tập họp anh em trong Đoàn và trước hàng quân tôi nói với anh em rằng”kể từ giờ phút này ĐCT/72 được lệnh tan hàng ,anh em nào còn muốn theo tôi thì mình tập trung lại cùng nhau tìm kiếm phương tiện ra đi (thực ra thì cũng chẳng biết đi về đâu )
Tr/S Hồng đã đến ôm tôi , từ giã xin trở về gia đình nước mắt rưng rưng tôi cũng chúc anh ta may mắn,

Bạch Hổ /ĐCT/72

Tuesday, May 31, 2011

Doan Cong Tac 72 tham du Hoi Ngo 2011 San Jose

Nguyen Van An 75, 72, Le Van Minh, Tran Minh Nga, BH Denver Nguyen Phan Tuu, 
Thuy Si Pham Gia Trong, Luong Van Lap, Chung Tu Ngoc, DC Le Van Hanh, Pham Ho`a
 Vu Van Thinh va Thieu Tuong Bui The Lan TQLC
 Pham Ho`a, Nguyen Van Thuan, Anh Huu va Ban Tiep Tan
 Tran Minh Nga va Le Hoang
 The He 2 Cua Vo Van Huong Doan 72

 Vu Van Thinh, Chung Tu Ngoc, Pham Si Khanh va Nhung Ban Tu
 Tran Minh Nga va Chien Huu
 Huynh Thanh Diep 72, Nguyen Van An BH, 75, va 72
Vu Van Thinh va Huynh Phuoc Loc 72
Xam Nhap Luong Van Lap
Nguyen Van Thuan, Dinh Hong Liem, Nguyen Bac Ai, Pham Gia Trong, Nguyen Duc Nhu, Luong Van Lap, Nguyen Van Binh, Nguyen Van An, Pham Hoa
Hang Ngoi Le Van Minh, Le Van Hanh, Chung Tu Ngoc, Dao Manh Dung